Mức xử phạt không có hoá đơn GTGT
![]() |
Mức xử phạt không có hoá đơn GTGT |
Có nhiều bạn hỏi Chành xe vận tải Nhật Hồng chúng tôi về việc
"Mức phạt bao nhiêu khi không có Hoá Đơn GTGT hoặc quên gửi kèm theo hàng
hoá khi lưu thông trên đường bị quản lý thị trường kiểm tra ?". Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng
tôi xin trích ra một văn bản của khách hàng bên mình khi hỏi Chi Cục Thuế về điều này cho các bạn được
hiểu rõ hơn.
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: 244/TCT-CS
V/v hóa đơn chứng từ. |
Hà Nội, ngày 18
tháng 01 năm 2013
|
Kính gửi: Cục Quản lý thị trường
Tổng cục Thuế nhận
được công văn số 1226/QLTT-PC ngày 19/09/2012,
công văn số1760/QLTT-PC ngày 13/12/2012 của
Cục Quản lý thị trường có gửi kèm công văn của Công ty TNHH Kiến Vương hỏi về
việc sử dụng hóa đơn chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường, về việc này Tổng
cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về lập hóa đơn
khi phải vận chuyển thành nhiều chuyến xe:
Tại khoản 1 Điều 14
Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của
Bộ Tài chính quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả
các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu: hàng
hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động
và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản
xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng
hóa.”
Tại Điều 23 Thông
tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của
Bộ Tài chính quy định: “1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật
để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến
mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật: được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo
quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng,
quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định
của pháp luật.
2. Hóa đơn được sử
dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng
hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại
Điều 22 Thông tư này.”
Trường hợp khi bán
hàng số lượng lớn cho 01 khách hàng, do số lượng hàng hóa lớn vì vậy phải vận
chuyển thành nhiều đợt, nhiều chuyến xe, có khi phải vận chuyển qua ngày hôm
sau thì bên bán hàng có thể lập nhiều hóa đơn cho từng chuyến hàng vận chuyển.
Đề xuất về việc sử dụng hóa đơn bản sao (photocopy) làm chứng từ vận chuyển đi
kèm hàng hóa lưu thông là không đúng với quy định.
2. Về gửi bản sao
hóa đơn GTGT cho lái xe chở hàng:
Tại khoản 1 Điều 14
Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của
Bộ Tài chính quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả
các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng
hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động
và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản
xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng
hóa.”
Tại khoản 3 Điều 11
Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của
Chính phủ quy định về xử lý vi phạm về thuế quy định: “Vi phạm chế độ hóa
đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên đường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hóa đơn,
chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm
cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm;
b) Phạt tiền từ
300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hóa đơn,
chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn từ trên 12 giờ đến 24
giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm;”
Căn cứ quy định
trên:
- Về nguyên tắc khi
bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho khách hàng. Hóa đơn
giao cho khách hàng phải là bản gốc liên 2 và hóa đơn phải đi kèm hàng hóa khi
vận chuyển cho khách hàng.
- Theo công văn của
Công ty TNHH Kiến Vương gửi kèm theo công văn của Cục Quản lý thị trường, Công
ty TNHH Kiến Vương có trình bày: khi bán hàng Công ty xuất hóa đơn GTGT theo
quy định, gửi hàng qua xe khách tới khách hàng và doanh nghiệp ký, đóng dấu sao
y hóa đơn GTGT gửi kèm theo hàng hóa, còn hóa đơn GTGT bản gốc gửi bằng đường
bưu điện cho khách hàng.
Như vậy, việc Công
ty sử dụng bản sao hóa đơn GTGT gửi kèm theo hàng hóa là không đúng quy định.
Do đó khi bị kiểm tra, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 11
Nghị định số 98/2007/NĐ-CP nêu trên.
Đối với hàng hóa nhập
khẩu, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên
đường được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 của
liên Bộ Tài chính, Công thương, Công an.
3. Địa chỉ khách
hàng trên hóa đơn GTGT:
Tại khoản 2 Điều 4
Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên quy định: “Nội dung không bắt
buộc trên hóa đơn đã lập
a) Ngoài nội dung bắt
buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tạo
thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình
ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
b) Cỡ chữ của các
thông tin tạo thêm phải nhỏ hơn cỡ chữ nhỏ nhất của các nội dung bắt buộc.
c) Các thông tin tạo
thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các
nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.”
Tại điểm b khoản 2
Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên quy định: “Tiêu thức “Tên, địa
chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi
tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuế.”
Căn cứ quy định nêu
trên thì địa chỉ của người mua trên hóa đơn GTGT là địa chỉ của người mua theo
đăng ký kinh doanh. Trường hợp thỏa thuận giao hàng cho người mua tại địa chỉ
khác với địa chỉ của người mua theo đăng ký kinh doanh thì khi lập hóa đơn GTGT
có thể ghi bổ sung thông tin về địa chỉ nơi giao hàng như là 01 nội dung không
bắt buộc trên hóa đơn.
Tổng cục Thuế trả lời
nguyên tắc để Cục Quản lý thị trường được biết và đề nghị căn cứ tình hình thực
tế để xử lý trường hợp cụ thể theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên; - Vụ PC - BTC; - Vụ PC - TCT; - Lưu: VT, CS (2b). |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn |
|
Ngày 22 tháng 08 năm 2014, Tổng cục thuế đã ban hành Công văn số 3512/TCT-CS V/v hoá đơn chứng từ hướng dẫn về xử phạt vi phạm đối với hành vi "Vận chuyển hàng hoá trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp"
Theo đó:
"Trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra, phát hiện người bán không lập hoá đơn khi bán hàng có giá trị từ 200,000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nêu trên"
(hiện tại Chành xe Nhật Hồng chỉ có thể chia sẽ bấy nhiêu tài liệu trên mà chúng tôi cảm thấy liên quan và rút kết được từ những lần bị quản lý thị trường kiểm tra, còn chính xác hơn thì bạn nên liên hệ trực tiếp cơ quan thuế hay công ty luật để tìm hiểu kỹ hơn)
Vì thế tốt nhất bạn
nên cung cấp đầy đủ chứng từ hàng hóa !
Chành xe Nhật Hồng mong muốn hàng hóa của bạn
khi gửi cho chúng tôi sẽ có các chứng từ hóa đơn đầy đủ, như thế sẽ an toàn cho
hàng hóa của bạn và thuận lợi cho công việc vận chuyển của chúng tôi.
Xem thêm: Chứng Từ Hải Quan Kèm Theo
Mong sớm nhận được thông tin từ bạn !
------------
Địa chỉ: Kho HCM: Kho 1+2 BX.Miền Nam 13 Quốc Lộ 1A, P.Thới An, Q.12, HCM
Hotline: 0901 312 083 (Ms.Du) - Zalo
Mail: vantainambac247@gmail.com
Website: www.vantainambac.com.vn
Bình Luận Bài Viết: